4 phương pháp hàn bạt HDPE đơn giản và dễ thực hiện, mang lại hiệu quả cao

5/5 - (1 bình chọn)

Tham khảo quy trình hàn bạt HDPE đơn giản, dễ thực hiện được nhiều người áp dụng nhất trên thị trường hiện nay. Thanhdatvina sẽ tổng hợp các phương pháp hàn bạt HDPE đơn giản và dễ thực hiện, mang lại hiệu quả cao.

Hàn bạt HDPE là một kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp và nông nghiệp, nó giúp tạo ra bề mặt chống thấm hiệu quả và bền bỉ. Bạt HDPE được ứng dụng rộng rãi trong các công trình như ao nuôi tôm, bãi chôn lấp rác thải, hầm chứa nước, do đó trong quá trình sử dụng bạn cần chú ý đến vấn đề hàn bạt HDPE. Bởi nó không chỉ đảm bảo độ kín nước mà còn chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt. Cùng tìm hiểu rõ hơn về cách hàn bạt nhựa chống thấm này nhé!

Cách hàn bạt HDPE đơn giản

Cách hàn bạt HDPE có quy trình chung như thế nào?

Hàn bạt HDPE là công việc quan trọng trong việc lắp đặt sản phẩm bởi nó quyết định đến chất lượng của công trình. Vì vậy, khi thực hiện hàn bạt nhựa bạn cần thực hiện theo quy trình chung sau đây.

Chuẩn bị

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau đây:

  • Bạt HDPE.
  • Máy hàn bạt HDPE chất lượng (máy hàn nhiệt).
  • Kéo hoặc dao cắt bạt.
  • Keo hàn.
  • Thước đo, bút đánh dấu.
  • Dụng cụ vệ sinh bề mặt (chổi và khăn lau).

Tiến hành cách hàn bạt HDPE

Về nguyên tắc hàn bạt HDPE tuy đơn giản nhưng đòi hỏi kỹ năng cao để đảm bảo thành phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Người thực hiện cần phải đặt 2 mối bạt song song với nhau, khởi động máy hàn và điều chỉnh máy để chúng có thể di chuyển đúng hướng, tạo ra mối hàn đẹp và chắc chắn.

Có 2 cách hàn bạt chống thấm HDPE mà bạn có thể tham khảo:

1. Phương pháp hàn nhiệt

Ứng dụng: Phương pháp này được sử dụng khi 2 tấm bạt HDPE liền kề nhau.

Quy trình:

  • Sử dụng máy hàn nhiệt để làm nóng và hàn 2 mép bạt lại với nhau.
  • Lắp đặt bộ phận nêm tách để có thể kiểm định các đầu mối hàn thông qua áp suất không khí.
  • Khi hàn tự động, cần có sự trợ giúp của bộ phận kiểm soát tốc độ để giúp người thợ có thể điều khiển máy hàn dễ dàng hơn, đảm bảo tần suất hàn được kiểm soát chặt chẽ.

han-bat-hdpe-phu-bai-rac

Sử dụng phương pháp hàn nhiệt bạt HDPE

2. Phương pháp hàn đùn

Ứng dụng: Phương pháp này phù hợp cho những khu vực nhỏ như miệng ống thoát nước hoặc các góc bé.

Quy trình:

  • Sử dụng máy hàn đùn để hàn những khu vực khó tiếp cận với máy hàn nhiệt.
  • Máy hàn đùn tạo ra nhiệt độ cao và áp lực đủ để hàn mép bạt lại với nhau một cách chắc chắn nhất.

Thi công bạt HDPE bằng cách hàn đùn

Kiểm tra và đánh giá thành phẩm

Sau khi thực hiện xong quy trình hàn bạt, bạn cần tiến hành kiểm tra xem những mối hàn đã khít với nhau chưa, xem có vị trí nào bị hở hay không. Trường hợp có lỗi, bạn nên khắc phục ngay để tránh tình trạng làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng.

Chia sẻ những cách hàn bạt chống thấm HDPE đơn giản

Mỗi phương pháp hàn bạt chống thấm đều có những ưu điểm riêng, phù hợp với từng loại công trình và điều kiện thi công. Do đó, việc lựa chọn phương pháp phù hợp sẽ giúp đảm bảo chất lượng và độ bền của công trình chống thấm cũng như tối ưu hóa thời gian và chi phí thi công.

Hàn bạt theo phương thức kéo trải

Đây là một trong những phương thức được thực hiện khá phổ biến trên thị trường. Phương thức này áp dụng trong điều kiện thời tiết khô ráo, không có gió hoặc không bị đọng nước. Tùy vào từng dự án mà sử dụng màng chống thấm HDPE có độ dày phù hợp, thông thường từ 1.0mm đến 1.5mm. Cách hàn bạt HDPE này chủ yếu sử dụng máy hàn kép nặn như máy GEOSTAR, ASTRO của Leister hay Demtech.

Hàn bạt theo phương thức kéo trải bạn chỉ cần đo cắt và trải bạt dài theo một đường thẳng rồi cho máy chạy. Tùy vào công suất của máy hàn mà có thể trải theo số lượng mét vuông khác nhau.

Hàn bạt nhựa theo phương thức kéo trải

Cách hàn bạt HDPE theo mái Taluy

Với những dự án là một hồ chứa lớn, hầm Biogas, bạt mái xếp lượn sóng sẽ phù hợp để áp dụng cách hàn bạt này. Khi thực hiện đúng kỹ thuật thi công màng sẽ giúp công trình có tính thẩm mỹ cao hơn, các góc xung quanh sẽ không bị chùng và đảm bảo độ căng đều, chắc chắn.

Tuy nhiên khi gặp thời tiết mưa bão thì quy trình thi công sẽ bị gián đoạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Do đó bạn cần phải thực hiện việc bơm hút nước dưới đáy sau mưa thì mới có thể tiếp tục thực hiện.

Cách hàn bạt HDPE trải theo mái Taluy trước tấm đáy nhằm bảo đảm độ căng đều

Hàn bạt theo chiều ngắn nhất của công trình

Khi đội ngũ thi công màng chống thấm bị hạn hẹp, không đủ sức kéo thì việc áp dụng hình thức hàn bạt theo chiều ngắn nhất của công trình là hợp lý nhất. Cụ thể, với mương nước hoặc hồ chứa hình chữ nhật thì chiều ngắn nhất mà 6 người có thể kéo bạt dày 1.5mm là 15m và khổ 8m còn với chiều dài là 20m, bạt dày 1.0mm.

Phương pháp hàn bạt HDPE theo chiều ngắn nhất của công trình

Cách hàn bạt HDPE theo kiểu cuốn chiếu

Với những trường hợp hồ chứa còn đọng nước, vùng bị trũng thấp hoặc bị bùn ẩm ướt thì cách hàn bạt HDPE theo kiểu cuốn chiếu là sự lựa chọn tốt nhất. Đây là cách được khá nhiều người áp dụng, tuy nhiên nhược điểm là thời gian thực hiện khá lâu so với cách hàn kéo trải. Do đó, nếu điều kiện thực tế không cho phép thì bạn hãy áp dụng phương thức hàn bạt này.

Cách hàn bạt HDPE theo dạng cuốn chiếu

Trên đây là các cách hàn bạt HDPE đơn giản và dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng hy vọng giúp bạn áp dụng thành công và hiệu quả. Nếu bạn đang cần sử dụng máy hàn đùn để thực hiện hàn bạt nhựa thì hãy liên hệ Thanhdatvina để được tư vấn chi tiết.

video tham khảo:

THÔNG TIN ĐƠN VỊ:
BẠT LÓT HỒ THÀNH ĐẠT: Chuyên sản xuất, cung cấp, tư vấn, thiết kế và thi công Màng chống thấm HDPE, Vải địa kỹ thuật, hồ Biogas, hồ tưới tiêu, hồ nuôi tôm, cá, …. CÓ XUẤT HÓA ĐƠN ĐỎ VAT, …
Địa chỉ: 09 Thụy Phương, Phường Thụy Phương, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, Việt NamSố điện thoại/Zalo: 0878548025