QUY TRÌNH THI CÔNG HÀN BẠT CHỐNG THẤM HDPE (0.5mm)

5/5 - (2 bình chọn)

Quy trình thi công hàn bạt chống thấm HDPE

Bạt chống thấm HDPE là giải pháp tối ưu cho việc chống thấm, lót hồ, và trữ nước. Với độ bền cao, khả năng chống thấm vượt trội và kháng hóa chất, bạt HDPE được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, xây dựng và bảo vệ môi trường. Vậy cần thi công như thế nào để sử dụng bạt chống thấm HDPE một cách tốt nhất.

I. Chuẩn bị mặt bằng thi công bạt HDPE.

1. Mặt bằng nền.

Mặt bằng nền phải được làm bằng phẳng, đầm chặt đất, khô ráo và phải dọn sạch các vật sắc nhọn, cành cây, đá nhọn và những vật nguy hiểm như vỏ sò huyết. Mặt bằng bằng phẳng đảm bảo thì rút ngắn thời gian thi công bạt chống thấm HDPE do giảm thời gian chờ đợi.

Bạt chống thấm HDPE
Bạt chống thấm HDPE

Mặt bằng nền làm bằng phẳng khô ráo

2. Rãnh neo.

Phải đào rãnh neo xung quanh thành để cố định tấm bạt HDPE. Rảnh neo được thiết kế theo tiêu chuẩn của dự án, nếu không có thiết kế cụ thể thì thiết kế rãnh neo thông thường cách mép thành từ 0.9m – 1m và rộng 0.3m sâu 0.6m. Vị trí góc rãnh neo phải được bo tròn để lúc gấp tấm bạt HDPE một cách mềm mại và tránh làm rách trong quá trình thi công. Neo bạt HDPE đến đâu đổ đất đến đấy và phải làm bề mặt đất thật chặt đảm bảo giữ neo chặt tấm màng.

Rãnh neo thi công màng hdpe

3. Hệ thống thoát nước, thu khí.

Phải làm hệ thống thoát nước, thu khí dưới đáy nền để tránh hiện tượng hơi khí làm căng phồng bạt gây nổi bạt. Thiết kế Bằng việc đào các rãnh tiêu nước ngầm với giếng thu nước ngầm, làm sao để đường ống dốc về phía 2 giếng thu nước. Sau khi thiết kế xong phải lắp đặt đường ống thoát nước và thoát khí để nước ngầm và khí hơi từ đường ống đó chảy ra ngoài.

Hệ thống tiêu thoát nước ngầm và khí

Trong quá trình làm mặt bằng thi công bạt HDPE thì ta làm hệ thống thoát nước ngầm và khí luôn để tránh cho việc sau này khí hơi đẩy ngược lên làm nổi bạt dạng bong bóng.

Đường ống thoát nước ngầm và khí

 

4.Lớp bảo vệ bề mặt tấm HDPE.

Khi mặt bằng có nhiều đá sỏi đồng thời có những vết nứt to gây nguy hại có thể dùng vải địa kỹ thuật làm lớp bảo vệ phía dưới mặt lớp màng nhựa. Có thể đổ cát lên trên lớp vải địa để bảo vệ lớp màng.

Lớp bảo vệ màng hdpe bằng vải địa kỹ thuật

 

Nếu công trình có thời gian dùng lâu dài có thể làm lớp bảo vệ phía trên lớp bạt HDPE để tránh đá đổ, cây đổ, bão lũ làm thủng rách lớp màng. Lớp bảo vệ phía trên này có thể làm lớp bê tông cốt thép được chế tạo từng ô một.
Với mặt bằng thi công được đầm chặt, phẳng mà không có yêu cầu gì thì không cần lớp bảo vệ dưới trên và lót màng nhựa trựa tiếp với lớp đất nền.

II. Chuẩn bị máy móc thiết bị.

Máy móc thiết bị được chuẩn bị bao gồm những loại sau:
Máy hàn kép để hàn nối các tấm bạt HDPE lại với nhau

Máy hàn kép thi công màng hdpe

Máy hàn đùn chủ yếu để hàn vá vết rách vết thủng trong quá trình vận chuyển, thi công màng hdpe. Hàn phủ những vị trí mối hàn bị lỗi như hở kênh khí, hở mối hàn. Ngoài ra còn hàn đùn một số chi tiết đặc biệt như hàn cột, bê tông, gạch, đá, đường ống

Máy hàn đùn thi công màng hdpe

III. Liên kết màng HDPE.

1. Màng hdpe liên kết với bê tông, gạch, đá.

Liên kết bằng thanh khóa Polylock
Thanh khóa Polylock là loại polymer tổng hợp cùng chất liệu với tấm Hdpe và có dạng hình chữ E, U, I. Lắp thanh khóa ngay khi đổ bê tông cùng với cốp pha
Khi tấm bạt HDPE cần gắn với bê tông thì thông qua bề mặt thanh polylock ta hàn đùn chi tiết tấm HDPE với mép vát 45° vào bề mặt thanh polylock đã được gắn trước đó.

Thi công hàn đùn màng hdpe liên kết với bê tông bằng thanh polylock

 

Hệ liên kết bạt chống thấm HDPE với bê tông, gạch, đá được trình bày theo sơ đồ sau:

Liên kết bằng nẹp inox, bulông, gioăng cao su

 

2. Bạt chống thấm HDPE liên kết với đường ống.

Khi đường ống làm bằng các chất liệu như bê tông, đá, nhựa thì chi tiết tiếp xúc giữa tấm hdpe với ống ta dùng đai thép và gioăng cao su và hệ thống trung gian tấm bê tông cốt thép dày >= 15cm và thanh polylock.
Khi ống làm bằng chất liệu ống hdpe cùng loại với tấm hdpe thì hàn đùn trực tiếp chi tiết tăm hdpe với bề mặt ống hdpe nhưng vẫn cần phải giữ hệ trung gian tấm bế tông cốt thép với thanh khóa Polylock để khi dịch chuyển bạt HDPE khi chịu tác động của ngoại lực tránh làm vỡ ống HDPE khi thi công màng hdpe

Màng chống thấm HDPE liên kết với đường ống bằng đai thép

IV. Chuẩn bị khu vực tập kết vật liệu

Bạt HDPE phải được tập kết về vị trí thoáng, rộng rãi thuận tiện cho việc đo cắt tấm HDPE và phải gần vị trí thi công.

V. Thi công trải màng hdpe

Áp dụng cho quá trình thi công trải và hàn màng chống thấm hdpe cho các công trình hồ chứa nước thải, nước ngọt, hồ nuôi tôm, hồ chứa chất thải, bãi rác, bể cảnh quan, hồ điều hòa, bể biogas, bãi thải xỉ…

1. Tính toán đo đạc

Trước khi kéo trải màng hdpe kỹ thuật phải tính toán đo đạc và vẽ sơ đồ thi công, đánh dấu từng tấm và vị trí đặt trên sơ đồ
Sau đó đo cắt và chuẩn bị các tấm màng như trong sơ đồ đến công đoạn trải

2. Trải bạt HDPE

a. Nguyên tắc trải bạt HDPE.

Trải trên mái dốc

Các tấm hdpe được trải song song với hướng mái dốc, các đường hàn nối giữa các tấm cũng song song cùng hướng mái dốc. Cạnh cuối mỗi tấm hdpe phải cách đường chân khay ít nhất 2m

Thi công trên mái dốc

Thi công trải bạt hdpe theo bất kỳ hướng nào nhưng phải tính toán để đảm bảo sử dụng đường hàn nối ít nhất.

Trải tại các góc

Thi công tại các góc

Các tấm bạt HDPE tại các góc sau khi được đo cắt thì được trải từ đáy lên đỉnh theo quy tắc chồng mép. Đối với hồ chứa các góc có diện tích nhỏ nên chế tạo các tấm hdpe hoàn thiện phù hợp với kích thước của góc sau đó lắp ghép tại các góc.

VII. Thi công hàn nối bạt chống thấm HDPE.

1. Hàn kép (hàn ép nhiệt).

Hàn kép là phương pháp hàn ép nhiệt với hai đường hàn song song nhau, ở giữa hai đường hàn là kênh dẫn khí.
Mỗi máy hàn kép có quy định độ rộng 2 đường hàn và rộ rộng kênh dẫn khí riêng. Thông thường độ rộng đường hàn là 1cm và độ rộng kênh khí là 2cm
Hàn kép là hàn tại vị trí 2 tấm màng nối chồng mí lên nhau từ 10cm ÷ 15cm.

Trước khi thi công hàn bạt HDPE nhân công phụ mỗi máy phải căng kéo tấm màng cho thật phẳng phiu để đỡ phồng và nhăn tại vị trí hàn nối chồng mí. Nhân công vệ sinh phải vệ sinh đường hàn thật sạch sẽ bằng rẻ lau, Quá trình hàn và vệ sinh song song nhau.

2. Hàn đùn.

Phương pháp hàn đùn chủ yếu dùng để sửa chữa các khuyết tật như hàn vá bề mặt tấm hdpe bị rách hay thủng và hàn phủ những vị trí mối hàn bị hở hay kênh khí hở. Cũng như hàn một số chi tiết đặc biệt khác như hàn tấm hdpe với các kết cấu vật liệu khác như bê tông, gạch, đá, ống.

  • Kiểm tra và nghiệm thu chống thấm.

Để đảm bảo công trình chống thấm thành công. Kiểm tra bằng cách – phần chống thấm sau khi hoàn thành sẽ phải quây lại. Bơm nước vào đó ít nhất 24h trước khi bàn giao công trình. Để có thể đảm bảo khu vực vừa thi công xong không còn bị thấm nước nữa.

Video thi công bạt HDPE của Thanhdatvina:

https://youtu.be/QP5zTJbs3fo