Nguồn nước suối cung cấp cho các bể cá tầm tại Đam Rông giảm sút nhanh chóng vào mùa khô.
Nhiều địa phương có nguy cơ thiếu nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong đó có việc thiếu hụt nguồn nước trong nuôi trồng thủy sản mùa khô 2025.
Ghi nhận tại xã Rô Men, huyện Đam Rông – được coi là “thủ phủ” nuôi cá nước lạnh của huyện, nghề nuôi cá tầm phát triển mạnh đã đem lại thu nhập rất tốt cho bà con nông dân. Tuy nhiên, từ đầu mùa khô đến nay, dòng suối đầu nguồn cung cấp nước sạch cho làng nuôi cá nước lạnh đang dần cạn kiệt.
Ông Nông Mạnh Cường, một trong những hộ nuôi cá tầm quy mô lớn tại xã Rô Men với tổng cộng 18 hồ bê tông và hồ lót bạt nhựa, cho biết, để bảo đảm môi trường cho cá phát triển, mỗi hồ được thiết kế 4 hệ thống ống cung cấp nước. Nhưng trong các tháng mùa khô, nguồn từ suối nước Mát cạn dần, chỉ đủ đáp ứng 1 vòi chảy về bể, buộc ông phải đóng khoảng 10 hồ nuôi. Tình trạng khan hiếm nguồn nước diễn ra từ tháng 12 năm trước đến cuối tháng 4 năm sau. Đặc biệt từ năm 2019 đến nay, khi nhiều hộ dân và doanh nghiệp mở rộng diện tích và quy mô nuôi cá tầm, tình trạng thiếu nước ngày càng nghiêm trọng.
Tương tự, hộ bà Mai Thị Kim Ngọc có 10 hồ nuôi cá với tổng diện tích khoảng 1 ha, mỗi năm xuống giống hơn 20.000 con cá tầm thương phẩm. Tuy nhiên, bà cũng phải giảm công suất nuôi vì nguồn nước mùa khô không đủ đáp ứng, khi các hộ cùng sử dụng chung nguồn nước từ Suối Mát cho sinh hoạt và hoạt động nông nghiệp.
Để ứng phó, người nuôi cá tầm áp dụng các giải pháp như sử dụng lại nước đã qua hệ thống lọc, hoặc tìm kiếm nguồn nước khác để bù đắp lượng nước thiếu hụt.
Hiện nay, xã Rô Men có hơn 60 hộ, công ty, hợp tác xã nuôi cá tầm với tổng 7 ha mặt nước, là một trong những xã có diện tích nuôi cá nước lạnh lớn nhất huyện Đam Rông. Ông Nguyễn Văn Chính – Trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Đam Rông cho biết, toàn huyện có 177 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, sản lượng đạt trên 1.200 tấn/năm. Trong đó, diện tích nuôi cá nước lạnh là 15,27 ha, chủ yếu nuôi cá tầm ứng dụng công nghệ cao bằng bể xi măng, ao lót bạt, có phủ lưới che, với năng suất 90 tấn/1 ha ao nuôi, sản lượng trung bình đạt 1.374 tấn.
Ông Chính nhấn mạnh, nuôi cá nước lạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao và địa phương có tiềm năng mở rộng mô hình. Tuy nhiên, nguồn nước mùa khô giảm sút buộc các hộ nuôi phải chia sẻ lẫn nhau để duy trì sản xuất. Ông cho biết thêm: “Chúng tôi đã đề nghị Sở Nông nghiệp và Môi trường cử chuyên viên đo đạc, kiểm tra trữ lượng nước đầu nguồn để có số liệu chính xác, từ đó đánh giá và cấp phép nuôi cá tầm phù hợp với trữ lượng nguồn nước, đảm bảo cung cấp nước tốt hơn.”
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Lâm Đồng, đến đầu năm 2025, toàn tỉnh có hơn 2.300 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó 54 ha nuôi cá nước lạnh. Mục tiêu đến năm 2030, diện tích đạt hơn 2.500 ha với sản lượng hơn 11.500 tấn, trong đó diện tích nuôi cá nước lạnh đạt 70 ha.
Năm 2025, nhu cầu khai thác nước cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản được đánh giá không vượt quá thiết kế của các hệ thống công trình thủy lợi. Các khu vực ngoài hệ thống thủy lợi sẽ được đảm bảo bằng nguồn nước mặt và nước dưới đất tại chỗ. Tuy nhiên, các huyện như Di Linh, Lâm Hà, Đức Trọng, Đơn Dương, Đạ Huoai có nguy cơ cao thiếu nước cho nông nghiệp, đặc biệt tại xã Rô Men, huyện Đam Rông – nơi tập trung nhiều công trình khai thác nước cho nuôi trồng thủy sản.
Để chủ động cung ứng nguồn nước mùa khô, UBND tỉnh Lâm Đồng đã giao Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch khai thác, sử dụng nước trong mùa khô 2025. Sở đã chỉ đạo các đơn vị quản lý công trình thủy lợi rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành hồ chứa và hệ thống thủy lợi để sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát và ô nhiễm nguồn nước.
Các giải pháp cụ thể bao gồm: nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh mương; áp dụng các phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; quản lý việc lấy nước phù hợp với kế hoạch xả nước của hồ chứa; theo dõi diễn biến khí tượng, thủy văn và nguồn nước để tham mưu cho UBND tỉnh các biện pháp bảo đảm nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh, phòng chống hạn.
CHÍNH THÀNH
Nguồn: Theo BÁO LÂM ĐỒNG
BẠT LÓT HỒ THÀNH ĐẠT chuyên phân phối tấm HDPE chống thấm sỉ lẻ trên khắp cả nước. Công ty chúng tôi tự tin là đơn vị hàng đầu, chuyên phân phối trực tiếp các loại bạt nhựa hdpe với chất lượng cao, tuổi thọ lâu dài và giá cả tốt nhất thị trường.
THÔNG TIN ĐƠN VỊ:
BẠT LÓT HỒ THÀNH ĐẠT: Chuyên sản xuất, cung cấp, tư vấn, thiết kế và thi công Màng chống thấm HDPE, Vải địa kỹ thuật, hồ Biogas, hồ tưới tiêu, hồ nuôi tôm, cá, …. CÓ XUẤT HÓA ĐƠN ĐỎ VAT, …
Địa chỉ: 09 Thụy Phương, Phường Thụy Phương, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, Việt Nam
Số điện thoại/ Zalo: 09817.36822 – 0979.383.693 ( Mr Thành Đạt)

Để đặt hàng quý khách vui lòng liên hệ qua hotline 0867.066.586 để được báo giá tốt nhất và tư vấn thêm về sản phẩm.
Video màng chống thấm HDPE sử dụng trong hồ nuôi tôm cá: